Sau sáp nhập tỉnh thành, đây có thể là địa phương đầu tiên tại Việt Nam có 2 sân bay quốc tế- Ảnh 1.

Hiện tại, Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đang sở hữu hai sân bay dân dụng: Sân bay Quốc tế Đà Nẵng Sân bay Chu Lai .

Trong đó, Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng là một trong ba sân bay nhộn nhịp nhất Việt Nam, cùng với Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Với vị trí chiến lược và cơ sở hạ tầng hiện đại, Đà Nẵng phục vụ hàng triệu lượt khách quốc tế và nội địa mỗi năm, kết nối trực tiếp với các thành phố lớn như Singapore, Seoul, Bangkok và Tokyo. Đây là cửa ngõ hàng không quan trọng, hỗ trợ phát triển du lịch và thương mại của miền Trung.

Trong khi đó, Cảng hàng không Chu Lai, nằm tại tỉnh Quảng Nam trước sáp nhập, đang được quy hoạch nâng cấp thành sân bay quốc tế, theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, sân bay Chu Lai đang được tỉnh hoàn thiện các thủ tục để kêu gọi đầu tư, nâng cấp trở thành cảng hàng không quốc tế, nơi đây được định hướng trở thành hệ sinh thái kinh tế và đô thị sân bay. UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai các thủ tục đầu tư Cảng hàng không Chu Lai theo mô hình đối tác công - tư (PPP).

Theo đó, Chính phủ đã thống nhất chủ trương đầu tư và giao UBND tỉnh Quảng Nam chủ động thực hiện các bước cần thiết để thu hút nhà đầu tư và khai thác hiệu quả cảng hàng không này.

Trước đó, vào cuối tháng 11/2022, UBND tỉnh Quảng Nam đã trình đề án xã hội hóa đầu tư và khai thác Cảng hàng không Chu Lai lên cấp bộ. Theo đề xuất, dự án sẽ bao gồm việc xây dựng một đường cất hạ cánh mới cùng hệ thống nhà ga hiện đại, đáp ứng công suất khoảng 10 triệu hành khách/năm. Với tổng mức đầu tư khoảng 11.000 tỷ đồng, dự án này hứa hẹn sẽ đưa sân bay Chu Lai lên một tầm cao mới.

Nếu kế hoạch này thành công, Thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập có thể trở thành địa phương đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 2 sân bay quốc tế.

Sau sáp nhập, một số địa phương khác cũng sẽ có hai sân bay dân dụng, như Thành phố Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất và Côn Đảo), Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột và Tuy Hòa), hay An Giang (Phú Quốc và Rạch Giá), Gia Lai (Phù Cát và Pleiku). Tuy nhiên, chưa có thông tin nào cho thấy các địa phương này có khả năng có 2 sân bay quốc tế trong tương lai gần.

Tân Sơn Nhất, Phú Quốc và Phù Cát là sân bay quốc tế, nhưng Côn Đảo và Rạch Giá, Pleiku chỉ phục vụ nội địa với quy mô nhỏ. Tương tự, Buôn Ma Thuột và Tuy Hòa đều là sân bay nội địa, chưa có kế hoạch nâng cấp quốc tế.